Lớp phủ Nano đã xuất hiện từ rất lâu ở thị trường VN, được phủ lên các bề mặt như màn hình điện thoại, nắp pin, viền với mục đích bảo vệ hoàn toàn khỏi những vết xước vô ý do chà xát gây ra, nhưng phản ứng từ người dùng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Cá nhân mình thì thấy không nên phủ lên bề mặt điện thoại vì bề mặt điện thoại nên dán thường xuyên và thay dán khi bị xước sẽ tốt hơn .

Nhưng lớp sơn này lại rất thích hợp để phủ vào các viền hay bề mặt dễ bong tróc như viền của iPhone 5, viền S3, viền Note 2:)

Mình xin copy 1 bài quảng cáo về dịch vụ phủ Nano ở Comment đầu tiên nhé.

Nhân dịp năm mới, dịch vụ phủ Nano sẽ có giá ưu đãi rất hấp dẫn:

 

 

Chi tiết liên hệ :0915449944  và 043.629.75262
Nhanh chân đến ngay 323 Đội Cấn để phủ nào các mems

Sau đây là một bài báo về dịch vụ Nano mình copy ở trên mạng.
Những cách tân trang và bảo vệ điện thoại theo lối thông thường như ốp lưng, dùng bao da hay cầu kỳ hơn nữa là dán màn hình, dán toàn bộ máy dường như đã trở nên quen thuộc. Dân nghiền công nghệ thời gian gần đây “sốt” với trào lưu phủ nano lên điện thoại với mức chi phí không hề rẻ. Tuy nhiên, nhiều luồng ý kiến cho rằng, việc chạy theo công nghệ mới này hơi… thừa bởi với đa số loại máy cao cấp hiện nay đều tránh được việc trầy xước do những va chạm thường gặp.
Độ long lanh thể hiện đẳng cấp

Theo Anh Tú (Khâm Thiên – Hà Nội), một dân nghiền công nghệ cao cho biết, kể từ ngày trào lưu thể hiện đẳng cấp của giới trẻ bằng cách sử dụng và liên tục nâng cấp các dòng điện thoại smartphone: iPhone, Galaxy S2, Galaxy S3, Galaxy note…, công nghệ phủ nano được nhiều người săn lùng để bảo vệ sản phẩm đắt tiền này. Theo Hiếu – chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh smartphone gần trường đại học Thương mại, cho biết, giá thành của lớp phủ nano phụ thuộc vào diện tích bề mặt cần bao phủ của sản phẩm: “Với một chiếc iPhone thông thường, để phủ riêng màn hình giá dao động trên dưới 100.000 đồng. Nếu chủ nhân cầu kỳ yêu cầu phủ toàn bộ điện thoại giá khoảng 250.000 – 350.000 đồng/chiếc. Cũng theo đó, để phủ nano cho laptop phải chi phí hàng triệu đồng…”.

Trong khi đó, các công đoạn thực hiện lại không quá phức tạp. Nói rồi, anh Hiếu nhanh chóng thao tác trên một chiếc iPhone 4S mới coóng mà chủ nhân là một cô gái trẻ xinh đẹp. Trước tiên, chủ cửa hàng tiến hành lau sạch màn hình bằng một chiếc khăn vải mềm rồi dùng máy sấy tóc sấy qua cho hết ẩm. Dung dịch nano được nhỏ từ một lọ màu trắng trông gần giống với lọ thuốc nhỏ mắt. Vừa tỉ mẩn thực hiện, anh Hiếu vừa giảng giải: “Nhỏ thứ này không tham được vì lớp nano dày quá sẽ khó tráng lên màn hình. Chỉ cần 2 giọt, rồi thoa lên khắp mặt màn hình là đủ độ phủ. Nếu thời tiết nắng nóng thì chỉ cần chờ khoảng 5 – 7 phút cho khô màn hình, rồi dùng khăn sạch lau lại cho lên nước bóng. Nếu thời tiết rét đậm như mấy ngày nay thì phải cần tới sự trợ giúp của máy sấy”.

Sau khi hoàn thành công đoạn, anh Hiếu liền thao tác thử độ bền mặc dù chủ nhân ngồi cạnh đang “nín thở” bởi lo “màn biểu diễn” sẽ gây xước chiếc điện thoại đắt tiền. Vẫn là những bài quen thuộc như di thử lên bề mặt bằng chìa khóa xe máy hay đổ nước lên trên đều cho ra kết quả “trơn tuột” và bề mặt máy không hề bị ảnh hưởng. Cũng theo anh Hiếu, dung dịch nano này được tạo nên từ công nghệ phức hợp nano của Mỹ do Singapore sản xuất. Ưu điểm của công nghệ tráng nano là độ trong suốt sáng bóng như pha lê rất dễ nhìn. Các thao tác trên màn hình cảm ứng nhạy hơn so với khi dùng miếng dán bảo vệ màn hình.

Chia sẻ về hiệu quả của công nghệ tân trang này, Anh Tú gật gù tỏ vẻ hài lòng: “Mặc dù tay mình nhiều mồ hôi nhưng sau khi phủ xong cầm trên tay không còn cảm giác dấp dính. Việc để lại dấu vân tay trên màn hình gần như biến mất. Đặc biệt, nếu nhìn bằng mắt thường thì không biết máy đã được tráng lớp phủ”.

Khác với một số quảng cáo như đinh đóng cột của các chủ cửa hàng về tính năng siêu bền, vĩnh cửu của công nghệ cao cấp này. Anh Tú hài hước cho biết, ngày nay những sản phẩm công nghệ cao này thường được trang bị rất nhiều tính năng hấp dẫn kèm theo nên rất dễ gây nghiền cho giới trẻ. Với tần suất tiếp xúc chóng mặt thì  tuổi thọ trung bình của lớp phủ nano khoảng 4 – 5 tháng, tùy vào tần suất tác động của người dùng khi chạm tay vào. Nếu muốn bỏ lớp phủ này ngay lập tức, người cung cấp dịch vụ có một loại hợp chất đặc biệt để tẩy đi. Hiện nay, dịch vụ tráng phủ nano còn được nhiều người áp dụng cho tất cả các loại điện thoại, máy tính bảng và laptop.